Nhằm thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả; Ngày 14 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Phạm
vi của Chương trình thực hiện trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho
các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn),
xã an toàn khu thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đối
tượng của Chương trình là: Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc
Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở
địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 có 10 Dự án thành phần:
Dự
án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh
hoạt.
Dự
án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.
Dự
án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng,
thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Dự
án 3 bao gồm 03 tiểu dự án: (1) Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm
nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; (2) iểu
dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu
quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi; (3) Tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế xã hội - mô
hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Dự
án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh
vực dân tộc.
Dự
án 4 bao gồm 02 tiểu dự án: (1) Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu,
phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
(2) Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động
trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Dự
án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Dự
án 5 bao gồm 04 tiểu dự án: (1) Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát
triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú,
trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng
bào dân tộc thiểu số; (2) Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự
bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi; (3) Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề
nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền
núi; (4) Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển
khai Chương trình ở các cấp.
Dự
án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân
tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Dự
án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc
thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
Dự
án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với
phụ nữ và trẻ em.
Dự
án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc
còn nhiều khó khăn.
Dự
án 9 bao gồm 02 tiểu dự án: (1) Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù; (2) Tiểu
dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Dự
án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương
trình.
Dự
án 10 bao gồm 03 tiểu dự án: (1) Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình
tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật,
trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ
chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030; (2) Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển
kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi; (3) Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức
thực hiện Chương trình.
Dự
kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là
137.664,959 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách trung ương: 104.954,011 tỷ đồng;
Vốn ngân sách địa phương: 10.016,721 tỷ đồng; Vốn vay tín dụng chính sách:
19.727,020 tỷ đồng; Vốn huy động hợp pháp khác: 2.967,207 tỷ đồng.
Thủ
tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì quản lý
Chương trình; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương
trình.
Bài viết: Mai Hương
-
1719/QĐ-TTg - Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào ...
-
612/QĐ-UBDT - Phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ...
-
76/NQ-CP - Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030
-
1227/QĐ-TTg - Phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai ...
-
1162/QĐ-TTg - Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo ...
Đang truy cập: 63
Hôm nay: 127
Hôm qua: 166
Trong tháng: 58,932
Tổng lượt truy cập: 414,058